Chén thánh Trading: Không bao giờ cháy tài khoản

Đầu tư vào thị trường tài chính đang là một lĩnh vực cực kỳ hấp dẫn nhưng bên cạnh đó cũng tìm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều nhà đầu tư mới tìm hiểu về lĩnh vực này thường tìm kiếm “chén thánh” để luôn có lợi nhuận cao mà không bao giờ muốn thua lỗ. Trong chuỗi bài viết “Chén thánh Trading”, chúng ta sẽ khám phá các nguyên tắc và chiến lược sẽ giúp bạn đầu tư hiệu quả và trải nghiệm đời sống tài chính bình an.

Quản lý vốn

Đầu tư trên thị trường tài chính, đều quan trọng nhất mà nhà đầu tư nào cũng cần phải suy nghĩ đến đầu tiên, đó chính là VỐN. Vậy vốn là gì?

Vốn là số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra / nạp vào để tạo lập tài khoản với mục đích dùng cho việc đầu tư, mở vị thế giao dịch trên thị trường tài chính. Vốn được tính toán như thế nào và bao nhiêu là đủ?

Giống với các thị trường truyền thống, khi bạn muốn kinh doanh một loại hàng hoá hoặc dịch vụ bạn cũng cần phải bỏ ra một số tiền đầu tư ban đầu gọi là Vốn. Vốn được dùng để nhập hàng hoá sản phẩm hoặc mua sắm các loại trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của bạn. Vốn chủ sở hữu kinh doanh trong thị trường này thường quy đổi sang các loại tài sản là hiện vật (thiết bị, hàng hoá) và phi hiện vật (phí duy trì hoạt động, phí thuê mặt bằng).

Còn trên thị trường tài chính tất cả các loại tài sản của hoàn toàn là phi hiện vật và bạn có thể quyền sở hữu hoàn toàn hoặc không hoàn (các loại tài sản dưới dạng hợp đồng). Ngoài ra, các công cụ giao dịch cũng có rất nhiều khác biệt, có thể là ví điện tử, sàn giao dịch hoặc ký quỹ đầu tư và khi bạn thực hiện các hợp đồng mở tài khoản đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận cho các bên thứ ba quản lý tài sản của bạn. Từ đó, chúng ta rút ra được nguyên tắc đầu tiên trong việc quản lý tài chính - dòng tiền cho mục đích đầu tư (vốn) là chỉ đầu tư với số tiền bạn có thể mất đi mà không là ảnh hưởng đến đời sống.

Thông thường nguyên tắc này được mình áp dụng là 10% thu nhập hằng tháng từ các nguồn khác (tiền lương, kinh doanh, tiền thưởng, tiền hoa hồng,…). Sau khi tích luỹ được một thời gian - chính mùi, thì mình sẽ lập ra một tài khoản đầu tư.

Quản lý rủi ro

Sau khi đã tạo lập được quỹ vốn đầu tư, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đến những rủi ro trên thị trường tài chính:

Khi tham gia vào thị trường tài chính, đồng nghĩa bạn phải chấp nhận các rủi ro này. Đừng cố gắng né tránh chúng mà chúng ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng để không phải “bỡ ngỡ” khi gặp phải. Vì thế, việc tìm hiểu kiến thức về rủi ro và xử lý tình huống là cực kỳ quan trọng.

Ví dụ: tôi đang dự định đầu tư vào cổ phiếu PNJ, với số vốn là 10 triệu, sau khi tính toán tôi mua 50 cổ phiếu PNJ với mức giá 99.500₫/PNJ những rủi ro cho giao dịch này:

  • Khi thị trường hạ giá 90.000₫/PNJ đồng nghĩa tôi đang thua lỗ 9.500 * 50 = 475.000₫
  • Khi bạn thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch, họ sẽ chào mời bạn bằng các gói tín dụng hấp dẫn. Thay vì 50 cổ phiếu nhưng tính toán ban đầu họ có thể chào mời bạn mua thêm cổ phiếu mà không cần phải nạp thêm vốn.
  • Với một số sàn giao dịch việc bạn sử dụng tín dụng sàn để mua thêm cổ phiếu họ có thể tính toán thêm lãi suất 0.1%/ngày, đồng nghĩa với việc bạn để giao dịch qua vài ngày mà không đóng vị thế bạn sẽ bị tính lãi suất này. Hoặc sàn sẽ tính toán thêm các loại phí phát sinh như phí đóng/mở vị thế, phí lưu trữ cổ phiếu, phí duy trì tài khoản…
  • Rủi ro hệ thống là rủi ro rất ít khi gặp nhưng nó vẫn hiện hữu và bạn phải tính toán đến nó. Đây là các rủi ro về hệ thống do bên thứ ba (quỹ đầu tư, sàn giao dịch,…) cung cấp dịch vụ. Tôi đã đặt lệnh mua 50 cổ phiếu PNJ ở mức giá 99.500₫ nhưng do thị trường chưa cung cấp thanh khoản ở mức giá đó và sàn giao dịch sẽ mặc định khớp khi mức giá ở sai số +/- 10% giá đặt lệnh. Thường thì tôi sẽ chấp nhận khớp với mức giá thả nổi và có sai số này vì khi thị trương biến động thì sẽ rất khó để hệ thống có thể khớp đúng giá bạn muốn. Nếu thị trường đi đúng xu hướng bạn dự đoán thì dù mua ở mức giá cao hơn bạn vẫn có lợi nhuận, nhưng khi thị trường bất định bạn sẽ phải chấp nhận thêm một số tiền thua lỗ. (i)

Quản lý cảm xúc

Cảm xúc là những phản ứng tâm lý và sinh lý mà con người trải qua khi đối mặt với các tình huống hoặc sự kiện trong cuộc sống. Chúng bao gồm nhiều trạng thái như vui vẻ, buồn bã, giận dữ, sợ hãi, và yêu thương. Cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ và quyết định của chúng ta, đồng thời cũng là một phần quan trọng trong trải nghiệm con người và các mối quan hệ xã hội.

Cảm xúc của con người là rất đặc biệt. Chúng ta thường xu hướng bị chi phối lý trí bởi cảm xúc và để vượt qua được các vấp ngã, sai lầm đến từ cảm xúc chỉ có một cách duy nhất là rèn luyện và rèn luyện. Cảm xúc trong khi đối mặt với một quyết định tài chính là cực kỳ mạnh mẽ và nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hành vi của bạn.

  • Sợ hãi: Nỗi sợ mất tiền có thể dẫn đến việc tránh đầu tư hoặc bán ra khi thị trường giảm.
  • Tham lam: Khao khát kiếm lời nhanh chóng có thể khiến người ta đưa ra quyết định không cân nhắc, như đầu tư vào các tài sản rủi ro cao.
  • Lo âu: Cảm giác lo lắng về tình hình tài chính có thể dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ hoặc trì hoãn quyết định quan trọng.
  • Hạnh phúc: Cảm giác hài lòng khi đạt được mục tiêu tài chính có thể thúc đẩy sự tự tin và quyết tâm trong các quyết định tương lai.
  • Buồn bã: Những thất bại tài chính có thể gây ra cảm giác chán nản, làm giảm động lực tự tin trong việc quản lý tài chính.

Việc nhận thức và quản lý cảm xúc này là rất quan trọng để có thể đưa ra quyết định tài chính hợp lý và hiệu quả.

Ví dụ: Tôi đã lập kế hoạch đầu tư 50 cổ phiếu PNJ, mua vào với mức giá 99.500₫ và cắt lỗ khi giá giảm xuống quá ngưỡng 92.000₫.

• Theo kế hoạch tôi sẽ mua khi cổ phiếu có một vùng tích luỹ đủ tốt (phân tích kỹ thuật), theo thông tin lịch trình của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - PNJ thì họ sẽ có một báo cáo tài chính Q3 vào ngày 16/8, kế hoạch sẽ chờ các điều kiện đó đã đủ tốt thì mới giao dịch. Tôi thấy các hội nhóm và cộng đồng chào mời quá nhiều nên tôi quyết định mua sớm hơn với mức giá 97.000₫/PNJ (sợ bỏ lỡ - FOMO).

• Tôi mua 50 cổ phiếu PNJ ở mức giá 99.500₫ khi giá tăng 105.000₫ tôi đã có lợi nhuận 50 * 4.500 = 225.000₫ sau đó tôi nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng và mua thêm 50 cổ phiếu ở mức giá 105.000₫. Vì thị trường là không thể đoán định trước giá quay đầu giảm sâu khiến cho tôi bị thua lỗ. Vì tham lam nên tôi đã mua thêm cổ phiếu vượt quá hạn mức tối đa.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn